Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Chuyên đề mua máy tính cũ:Mua máy tính cũ,kiểm tra chất lượng như thế nào?

"Mẹo" kiểm tra chất lượng khi mua máy tính cũ  

Công cụ hữu hiệu cần chuẩn bị cho công việc này là một CD khởi động Hirent Boot. Đĩa này rất dễ dàng tìm thấy ở cửa hàng bán phần mềm vi tính.


Máy tính second-hand nhập từ Mỹ được bán rất nhiều tại chợ Nhật Tảo (TP HCM).
Nhiều người khi chọn mua máy second-hand thường chỉ kiểm tra một số bước đơn giản: máy bật lên khởi động nhanh, xem sơ qua thông tin cấu hình máy trong Windows, chạy thử vài chương trình ứng dụng.

Các lỗi tiềm ẩn từ phần cứng như bộ nhớ (RAM), bo mạch chính (mainboard), ổ cứng, màn hình... khó có thể thấy được chỉ qua vài bước kiểm tra thông thường như trên.

Anh Phan Thanh Nam, chủ một cửa hàng sửa chữa máy tính cũ ở quận 7, TP HCM, với kinh nghiệm lâu năm trong việc sửa mainboard và ổ cứng, cho biết có rất nhiều mẹo để kiểm tra lỗi của những bộ phận này. Trước tiên, người mua hãy xem trên bo mạch chính có tụ nào bị phù hay không. Nếu không thể xem được trong thùng máy, bạn cũng có thể làm cách này: tắt máy, khởi động vài lần. Nếu các quá trình này diễn ra bình thường thì 80% mainboard này tốt.
Tụ trên mainboard bị phù, biến dạng và chảy nước.

Đối với ổ cứng, anh Nam cho rằng đừng kiểm tra đơn giản dung lượng ở Windows Explorer. Người bán thường có mẹo nhỏ để "hợp thức" máy có ổ cứng bị lỗi: cắt bỏ phân vùng bị lỗi, không cài hệ điều hành vào phân vùng bị lỗi để tốc độ máy vẫn bình thường.

Cách đơn giản để kiểm tra thử ổ cứng có bị cắt hay không là vào phần Computer Management (Click chuột phải Mycomputer chọn Mangage -> Storage - Disk Managerment). Nếu có phân vùng bị cắt sẽ thấy tương tự hình sau:
Phân vùng bị cắt bỏ (màu đỏ) có chữ unallocated. Ảnh chụp màn hình.


Để kiểm tra kỹ càng hơn, hãy dùng cách sau để tìm lỗi trên toàn bộ các vùng nhớ ổ cứng:

Khởi động máy bằng đĩa Hirent Boot: chọn Hard Disk Tool -> Victoria. Gõ phím "P" chọn Primary, sau đó nhấn phím F4 để chương trình có thể kiểm tra phân vùng từ đầu đến cuối. Nếu có lỗi màn hình sẽ hiện ra những điểm đỏ hoặc dấu X, vùng có tốc độ đọc chậm sẽ thấy có màu vàng, xanh. Bạn nhìn xuống góc phải bên dưới sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa (nếu tốc độ 20.000 Kb/s trở lên thì có thể dùng được).
Kiểm tra lỗi ổ cứng bằng Victoria. Ổ cứng này bị lỗi nhiều nên tốc độ rất chậm: 3.895 Kb/s. Ảnh chụp màn hình.


Anh Nguyễn Văn Hiếu, chủ cửa hàng sửa chữa máy tính ở quận Thủ Đức, có hơn 10 năm trong nghề bán máy tính cũ, cũng tiết lộ một số cách để kiểm tra RAM, CPU, Monitor.

Theo đó, bạn nên ép máy chạy thật nhiều các chương trình ứng dụng để máy sử dụng tối đa bộ nhớ đang có. Thao tác này có thể kiểm tra được bộ nhớ có bị lỗi ở bất kỳ ô nhớ nào hay không.

Thông thường, khi làm bước trên nếu RAM bị lỗi máy sẽ hiện ra màn hình xanh như sau.
Màn hình thông báo lỗi ram. Ảnh chụp màn hình.


Có thể dùng chương trình kiểm tra RAM như Doc Memory 2.2b hoặc Gold Memory 5.07 có trong đĩa Hirent Boot chạy thử khoảng 20% dung lượng của RAM vì RAM thường bị lỗi ở những ô nhớ đầu.

Anh Hiếu cũng cho rằng, CPU thường rất ít bị lỗi, nếu đã khởi động được vào Windows là tốt. Vấn đề cần kiểm tra là tốc độ thực của nó. Tốc độ kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác vì thông tin này có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows. Bạn có thể sử dụng phần mềm CPU-Z để có được thông tin chuẩn.

Màn hình máy tính sau một thời gian sử dụng thường hay bị mờ, độ sáng không ổn định, hay chớp tắt, bị thu nhỏ. Khi vừa bật monitor lên hình ảnh gom lại thành một điểm nhỏ giữa sau đó mới từ từ bung ra đầy đủ. Tuy hình ảnh rõ nét nhưng đây là dấu hiệu monitor đã gần hết tuổi thọ, chỉ có thể sử dụng được một đến hai tháng.

Bạn đã từng biết qua mùi của chất phosphor thì có thể ngửi thử xem màn hình có mùi đó không. Nếu có thì cũng đã tới tuổi cho màn hình ra "ve chai".

Dùng chương trình Mornitor Test để kiểm tra màn hình ở các chế độ màu khác nhau để thấy được lỗi vết sọc, nhòe màu (nếu có). Đối với loại màn hình CRT (màn hình dùng bóng đèn hình) là màu trắng, đen, xanh dương, còn loại màn hình LCD thì sử dụng 4 màu xanh dương, xanh lục, trắng, đen.

Nên bật màn hình để khoảng 10 phút trở lên xem có bị mờ, chớp hoặc tối hay không, có độ sáng ổn định, chữ đọc rõ ràng không bị nhòe.

Sau khi đã kiểm tra qua các bộ phận trên, bạn nên để máy chạy liên tục trong 24 giờ sẽ dễ dàng thấy lỗi hơn nếu các bước đầu tiên chưa phát hiện.


(Theo Tin nhanh Việt Nam)

Chuyên đề mua máy tính cũ:Máy tính cũ bị lỗi phần cứng,nguyên nhân nào?

Một ngày đẹp trời, bạn bật máy tính lên nhưng màn hình chỉ toàn một màu đen. Bạn không biết phải làm gì? Hy vọng bài viết sau đây có thể giúp ích cho độc giả thuthuatso.com .
Khi máy tính không thể khởi động thì phần cứng là thứ bạn cần quan tâm nhất, nhưng để có thể tìm ra đúng bệnh cho chiếc máy tính thì bạn nên làm theo trình tự dưới đây để tránh chẩn đoán sai nguồn cơn. Những bước dưới đây có thể áp dụng khi máy tính không thể khởi động được, có tiếng kêu lạ hoặc có khởi động nhưng không thể vào được Windows, còn nếu đã vào được Windows thì vấn đề của bạn nằm ở phần mềm.


1.Kiểm tra nguồn điện
Không riêng gì máy tính mà tất cả các thiết bị điện khi hỏng hóc thì việc đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra lại nguồn điện, từ nguồn điện trong nhà, ổ nối cho tới dây nguồn của máy. Cách đơn giản nhất là dùng bút thử điện để kiểm tra đã có điện vào hay chưa. Tiếp đến, mở thùng máy ra và cắm lại các dây dẫn từ nguồn vào mainboard và các thiết bị khác, sau đó thử khởi động, nếu không thấy đèn sáng hoặc quạt nguồn không quay thì có thể bộ nguồn đã hỏng và cần được thay thế. Thường thì các bộ nguồn đều có cầu chì nên nếu may mắn bạn chỉ cần thay cầu chì của nguồn là được, tất nhiên để tự thay cầu chì cho nguồn bạn cũng cần có chút kinh nghiệm sử dụng mỏ hàn vì cầu chì được hàn trực tiếp lên bo mạch nguồn.

Dùng mỏ hàn nhiệt thay cầu chì bị đứt bằng 1 cái khác hoặc dùng 1 sợi dây đồng mảnh nối tắt 2 đầu (cách này hơi nguy hiểm).
2.Kiểm tra màn hình và card đồ họa
Sau khi chắc chắn là nguồn vẫn hoạt động bình thường mà khi khởi động màn hình vẫn không hiển thị gì thì bạn cần kiểm tra màn hình và Card màn hình.


Trước tiên vẫn là dây nguồn màn hình (khi có điện đèn led nhỏ ở góc màn hình sẽ sáng) rồi tới cáp nối VGA/DVI, nếu được hãy mượn một màn hình khác thử nghiệm để xem có phải màn hình bị hỏng không. Nếu vẫn không mang lại kết quả thì cần xem xét tới card đồ họa. Bạn có thể thử một số cách như tháo card ra rồi cắm lại, chuyển sang chip đồ họa tích hợp (nếu mainboard có hỗ trợ) hoặc thay thế bằng một card đồ họa khác.

Cáp VGA nối giữa Card màn hình và màn hình bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến màn hình không không hiển thị được hình ảnh.

3. Lỗi RAM
Sau khi kiểm tra hết vấn đề về nguồn và màn hình mà vẫn không tìm ra nguyên nhân gây lỗi, thì thiết bị kế tiếp bạn cần kiểm tra chính là bộ nhớ của máy.

Tất cả những gì bạn có thể làm với RAM chỉ là tháo ra lau chùi và lắp lại.
RAM cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến máy tính gặp trục trặc. Có thể chân cắm RAM bị lỏng (máy sẽ kếu bíp ngắn và lặp lại liên tục hoặc không có tiếng bíp khi khởi động), bạn chỉ việc tháo ra và cắm lại (thử cắm vào khe khác nếu vẫn không khắc phục được), đảm bảo lau sạch chân cắm RAM.Gắn lại thanh RAM một cách cẩn thận bằng cách ấn từ từ hai đầu thanh RAM xuống khe cắm tới khi 2 lẫy khớp vào 2 bên thanh RAM là được. Lưu ý RAM chỉ có một hướng cắm duy nhất nếu ngược sẽ không thể cắm được.
Nếu vẫn không được thì bạn có thể thử thay từng thanh RAM bằng một thanh khác mà bạn chắc chắn là vẫn hoạt động tốt để xem nguyên nhân có phải do RAM hay không.
4. Ổ Cứng
Nếu màn hình BIOS vẫn hiển thị khi khởi động nhưng chỉ dừng ở đó và không thể vào được Windows thì có thể vấn đề do ổ cứng. Khi máy vừa khởi động, nếu để ý kĩ sẽ nghe thấy tiếng lạch cạch nhỏ (tiếng đầu đọc di chuyển về vị trí cao nhất) hoặc bạn có thể sờ bằng tay xem ổ cứng có rung hay không, nếu không thì cần xem lại nguồn cấp cho HDD để đảm bảo ổ cứng vẫn hoạt động. Nếu ổ cứng vẫn quay nhưng vẫn không vào được Windows thì trường hợp này có thể do Virus gây ảnh hưởng đến file hệ thống của bạn, vấn đề về phần mềm xin không bàn đến trong bài này. Nếu như xem màn hình BIOS không thấy tên ổ cứng hiện lên nghĩa là ổ cứng đã hỏng và cần thay thế.

Ổ cứng cơ khi khởi động đầu đọc sẽ quét nhanh về vị trí trong cùng gây ra tiếng lạch cạch khi khởi động.
Tất nhiên những mẹo kiểm tra ổ cứng có hoạt động hay không chỉ áp dụng với ổ cứng cơ thông thường, không áp dụng với ổ SSD vì đơn giản là ổ SSD không có động cơ.
Qua các bước kiểm tra ở trên mà vẫn không tìm ra nguyên nhân lỗi thì rất có thể Main hoặc Chip của bạn có vấn đề. Khả năng Main bị lỗi thường cao hơn do CPU ít khi hỏng (trừ khi bạn ép xung thường xuyên) nên nếu có điều kiện bạn có thể thay CPU khác để thử. Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất cho bạn nếu có ý định thay Mainboard là nên thay cả cây mới nếu dàn máy của bạn đã “có tuổi” vì linh kiện cũ dù sao cũng khó tương thích với Main mới vả lại giá thành cho đồ cũ tốc độ thấp cũng không kém gì đồ mới với tốc độ cao hơn rất nhiều.

(Sưu tầm)

Chuyên đề mua máy tính cũ:Tại sao máy tính cũ lại hay bị "treo"?

Những sự cố thường gặp của máy tính và cách khắc phục




Để khắc phục những sự cố thường gặp với máy tính của bạn, chúng tôi xin giới thiệu vài “chiêu” để các bạn cùng tham khảo...


1. Máy bị “treo” trong khi đang shutdown

Tình trạng: Khi bạn đang Shutdown máy tính đến chỗ màn hình hiện lên thông báo "Saving your settings" thì máy đột nhiên "đứng im, không nhúc nhích”. Bạn có thể vẫn di chuột được, nhưng nếu ấn 3 phím Ctrl - Alt - Del thì máy không hề có tín hiệu phản hồi.

Chẩn đoán: Máy bị treo có thể do những nguyên nhân sau:

+ Bạn vừa cài một phần mềm mới hoặc một thiết bị phần cứng mới.

+ Bạn đã cài East Asian Language vào hệ thống, đồng thời đã lựa chọn Input Method Editor (IME) là ngôn ngữ mặc định của mình.

Giải pháp: Bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để khắc phục:

+ Thử gỡ bỏ những phần mềm mới vừa cài đặt vào máy hoặc thay thế chúng bằng những phiên bản khác nhằm kiểm tra tính tương thích của chúng đối với hệ thống của bạn.

+ Lên Website chính thức của nhà sản xuất thiết bị phần cứng của bạn để tải về phiên bản mới nhất driver điều khiển chúng.

+ Lên website của Microsoft tại địa chỉ www.microsoft.com để lấy về phiên bản Service Pack mới nhất.

+ Hoặc tải về riêng bản sửa lỗi cho Windows XP là "Restarting Windows XP" theo cách sau:

- Vào trang http://v5.windowsupdate.microsoft.com/

- Hãy kích Personalize Windows Update phía dưới mục Other Options.

- Sau đó, bạn hãy đánh dấu chọn Display the link to the Windows Update Catalog under See Also

- Kích Save Settings.

- Dưới mục See Also, kích Windows Update Catalog

- Kích Find updates for Microsoft Windows Operating Systems

- Trong danh sách Operating system, kích Windows XP RTM, sau đó lựa chọn ngôn ngữ của bạn rồi nhấn Search.

- Kích Recommended Updates

- Tại danh sách Recommended Updates, bạn hãy chọn Restarting Windows XP update và kích Add.

- Kích Go to download basket, tại mục Type or browse to the download location of your choice, rồi gõ địa chỉ của Folder nơi bạn muốn lưu bản update này hoặc kích vào nút Browse để chỉ tới thư mục đó.

- Kích Download Now

- Và cuối cùng, kích Accept.

2. Windows Media Player 10 không thể xem DVD

Tình trạng: ổ đĩa DVD và các thiết bị phần cứng khác đều không có dấu hiệu hư hỏng nhưng Windows Media Player 10 (WMP) vẫn không thể xem DVD được.

Chẩn đoán: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho Windows Media Player không thể xem DVD được, trước hết bạn hãy thử gỡ bỏ WMP 10 và trong quá trình cài đặt lại bạn hãy lựa chọn toàn bộ thành phần của chương trình xem có khắc phục được không. Nếu vẫn không khắc phục được bạn phải bật tính năng DMA (Direct Memory Access) lên. DMA giúp bạn truyền tải dữ liệu từ bộ nhớ hệ thống tới các thiết bị phần cứng mà không cần qua CPU, một số phần mềm yêu cầu bạn phải bật tính năng này lên.

Giải pháp: Bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để khắc phục:

+ Kích Start/Settings/Control Panel và sau đó kích chọn System. Trong hộp thoại System Properties, bạn hãy nhấp chọn thẻ Hardware và kích vào thẻ Device Manager.

+ Kích đúp chuột trái vào IDE ATA/ATAPI controllers.

+ Nháy chuột phải vào Primary IDE Channel, rồi chọn Properties. Tại đây bạn chọn thẻ Advanced Settings, trong Transfer Mode, bạn hãy kích DMA if Available.

+ Phía dưới Device 1, trong Transfer Mode, bạn lại kích tiếp vào ô DMA if available.

+ Kích OK.

Tiếp theo bạn lặp lại các bước trên từ bước thứ 2 đến bước thứ 5 và chỉ thay đổi Primary IDE Channel bằng Secondary IDE Channel trong bước thứ 3 rồi làm tiếp. Tuy nhiên, xin bạn lưu ý là thẻ Advanced Settings không phải máy nào cũng có đâu nhé! Vì vậy, bạn nên chuyển tới cách làm tiếp theo như sau:

Một nguyên nhân nữa trong trường hợp này có thể do Card màn hình của bạn không hỗ trợ xem phim với độ phân giải hiện tại, bạn hãy thiết lập lại như sau:

+ Kích Start/Settings/Control Panel, sau đó kích chọn Display.

+ Hộp thoại Display Properties sẽ hiện ra, bạn chọn thẻ Settings.

+ Trong mục Color Quality, kích Medium (16 bit).

+ Trong ô Screen Resolution, bạn hãy di chuyển thanh trượt về phía bên trái để giảm bớt độ phân giải.

+ Kích Advanced.

+ Tại thẻ Monitor, phía dưới ô Monitor Settings bạn hãy chọn tần số Refresh Rate xuống thấp hơn.

Sau đó ấn OK để khẳng định lại thiết lập mới của bạn. Và nếu không chắc rằng bạn đang có trong tay phiên bản mới nhất của Driver cho Card màn hình, bạn hãy vào Website của nhà sản xuất để tải về phiên bản mới hơn. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn.

3. Bạn không thể đọc tập tin trên đĩa CD/DVD sau khi bạn thay thế ổ đĩa CD-R/CD-RW cũ của mình bằng một ổ CD/DVD mới

Tình trạng: Trong một số trường hợp, sau khi bạn thay thế ổ đĩa CD-R hoặc CD-RW của mình bằng một ổ đĩa CD/DVD thì ổ đĩa đó không thể nào truy xuất được dữ liệu trên đĩa CD/DVD sử dụng trong ổ đĩa thay thế đó.

Chẩn đoán: Tình trạng này xảy ra do máy tính của bạn đã không kịp thời cập nhật thông tin về ổ đĩa mới khi ký tự được gán cho ổ đĩa cũ (ổ G:\ chẳng hạn) cũng đồng thời được gán cho ổ đĩa vừa được thay thế này. Vì thế, thông tin trong Registry về ổ đĩa cũ vẫn tồn tại và khiến cho Windows cố nhận ổ đĩa mới này là ổ có khả năng sao chép.

Giải pháp: Bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để khắc phục:

+ Kích Start, và sau đó kích chọn Control Panel.

+ Tại đây, bạn hãy kích đúp vào mục System (Cách khác: Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer trên Desktop rồi chọn Properties).

+ Ngay lập tức, hộp thoại System Properties xuất hiện. Bạn hãy chọn thẻ Hardware rồi chọn Device Manager.

+ Trong cây thư mục phía bên trái, bạn hãy chọn mục DVD/CD-ROM.

+ Tiếp đến, hãy kích chuột phải vào tên ổ đĩa của bạn rồi chọn Uninstall.

+ Sau khi kết thúc quá trình gỡ bỏ driver cũ, bạn hãy vào menu Action rồi chọn Scan for hardware changes.

+ Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin về ổ đĩa mới cho bạn. Nếu không thành công, bạn hãy lên website chính thức của nhà sản xuất ổ đĩa đó để tải về driver mới cho mình.

Như các bạn thấy đó, việc khắc phục một số lỗi thông thường thực ra không hề quá phức tạp phải không nào? Cái chính là bạn hãy bình tĩnh để chẩn đoán “bệnh” cho chiếc máy tính của mình, hoặc hãy sử dụng các chương trình sao lưu dữ liệu như Norton Ghost trước khi bắt tay vào cài đặt hay xóa bỏ một chương trình nào mà bạn cảm thấy không "an tâm" nhé!.-
(Nguồn:bulletin.vnu.edu.vn )